Nhu cầu nhà ở thay đổi sau đại dịch

Giá nhà tiếp tục tăng cao trong đại dịch Covid

 

Mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra báo cáo khảo sát giá nhà tại 37 quốc gia thành viên, theo đó giá nhà thực tế đã tăng 7% trong suốt năm 2020. Trong quý 1/2021, giá nhà tại nhiều nước vẫn tiếp tục lập kỷ lục mới.  Đây là một điều bất ngờ trong bối cảnh đại dịch Covid đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết hộ gia đình trên toàn cầu. Lý giải cho điều này, báo cáo cho rằng bên cạnh việc chính phủ các nước tung các gói tài chính hàng nghìn tỷ USD để hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp, thì bản thân người dân cũng đã và đang điều chỉnh hành vi sinh hoạt tại nhà, dẫn đến nhu cầu thay đổi “không gian sống” mạnh mẽ. Điều này đã mở ra hướng đi mới cho các doanh nghiệp bất động sản nhằm đáp ứng xu thế mới của thị trường. Tại Việt Nam, tình hình cũng đang diễn ra theo đúng chiều hướng như vậy.

Dự án Thang Long Home -Hiệp Phước

Dự án Thang Long Home -Hiệp Phước

Không gian đa nhiệm – xu hướng sống mới

 

Nếu như trước đây, nhà là không gian nghỉ ngơi, là nơi an dưỡng thì bây giờ khái niệm “căn nhà” đã được mở rộng lên rất nhiều. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid, hầu hết người dân phải làm việc tại nhà, bố mẹ làm việc và họp online, con cái “vào lớp” qua màn hình máy tính, mọi hoạt động gặp gỡ, giao lưu chủ yếu diễn qua màn hình. Điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của toàn bộ các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, việc phải sinh hoạt trong một không gian nhỏ quá lâu sẽ dễ làm con người bị mệt mỏi, lo lắng và thậm chí bị trầm cảm. Đây là hội chứng “cabin fever” đã xuất hiện ngày càng nhiều kể từ khi đại dịch Covid xuất hiện. Chính vì vậy. nhu cầu có được không gian riêng tư nhưng thoáng mát, thoải mái để học tập, làm việc nhưng vẫn đảm bảo an toàn đồng thời duy trì sự kết nối với các thành viên trong gia đình được đặt lên hàng đầu. Việc cơi nới, sửa chữa không gian sống cũng không dễ thực hiện và bị hạn chế, do có thể phải thay đổi thiết kế ban đầu của chủ đầu tư, chưa kể tốn kém về chi phí và thời gian.

Thực tế xu hướng làm việc tại nhà đã bắt đầu từ năm 2017 nhờ có tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người dân ở nhà vẫn có thể kết nối và làm việc thay vì lên công sở, đại dịch Covid chỉ làm tăng tốc xu thế này. Hiện nay, một số chủ đầu tư bất động sản đã đưa ra các dự án tích hợp đầy đủ các dịch vụ vào sản phẩm của mình, như các khu vực shophouse tiện ích, công viên, tổ hợp giải trí, trường học ngay bên trong dự án…như một giải pháp cho vấn đề. Tuy nhiên để đưa ra căn hộ có thiết kế thông minh, phù hợp với nhu cầu kết hợp “nhà ở-nơi làm việc-lớp học” trong một diện tích giới hạn thì không phải chủ đầu tư nào cũng có thể làm được, đặc biệt là trong các khu vực nội đô tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, nơi có quỹ đất rất hạn chế và đắt đỏ.

Xu hướng làm việc tại nhà mùa Covid khiến nhu cầu về không gian sống đang dần thay đổi

Cho dù là trong xu hướng nào, một bất động sản vẫn là tài sản lớn và phải có tiềm năng sinh lời cho người sở hữu. Đại dịch Covid hiện nay không chỉ làm tăng nhu cầu của người dân, mà còn bổ sung thêm yêu cầu đối với chủ đầu tư bất động sản, đó là một sản phẩm vừa đáp ứng được tiêu chí của một tổ ấm cho các thế hệ, vừa là văn phòng thông minh, nhưng cũng có không gian cho học tập; vừa có không gian xanh sạch, an toàn, đầy đủ tiện ích, dễ dàng kết nối đến các khu vực trung tâm. Sản phẩm nhà ở nào có thể đáp ứng tốt các tiêu chí trên với mức giá hợp lý nhất chắc chắn sẽ là một tài sản sinh lợi lớn đối với người sở hữu.

Xem thêm: XU HƯỚNG BẤT ĐỘNG SẢN SAU LÀN SÓNG COVID-19 LẦN THỨ 4